Công ty TNHH Sản phẩm Maldala đã nhận được rất nhiều thư thắc mắc từ quý khách hàng về công dụng làm trắng da của Mủ Trôm. Bài viết dưới đây xin được giải đáp rõ ràng thắc mắc của quý khách.
Mủ trôm có làm trắng da ?
Hai năm gần đây thị trường mỹ phẩm Việt Nam sôi động bởi sự xuất hiện một số dòng kem trị nám, làm trắng da được chiết xuất từ mủ trôm (tinh chất mủ trôm).
Sự truyền miệng của dòng sản phẩm này thu hút nhiều nhà sản xuất trong nước quan tâm, với hơn 30 thương hiệu trên thị trường có gắn mác chiết xuất mủ trôm.
Để giúp người tiêu dùng có thể hiểu rõ hơn về loại kem này, chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm – Công ty Sản phẩm thiên nhiên Bách Khoa, như sau:
Cây trôm (Sterculia foetida) và mủ từ cây trôm quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam và thường được người dân ta dùng để làm thức uống mát gan, giải độc, nhuận trường….và một số bài thuốc trong đông y.
Hoạt chất gì trong mủ trôm để làm trắng da ?
Các tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy, trong mủ trôm có chứa polysaccharide, khoáng chất và một vào loại acid hữu cơ như uronic acid…Tuy nhiên, các acid hữu cơ này rất yếu và không có khả năng làm trắng da. Do đó, vai trò của mủ trôm trong các loại kem hiện nay chỉ là chất độn, chất làm đặc. Nếu nếm thử các loại kem này chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt, sệt, nhớt.
Một điều chúng tôi có thể khẳng định qua nghiên cứu của mình là mủ trôm không có hoạt chất làm trắng da, càng không thể trị nám.
Hoạt chất làm trắng da không nằm ở mủ mà ở lá và quả trôm
Tiến hành nghiên cứu sâu hơn chúng tôi thấy rằng trong lá và quả cây trôm có một hàm lượng Sterculic acid khá cao, và acid này có khả năng làm bong tróc lớp tế bào ở da, làm cho da tẩy đi lớp tế bào chết, tái tạo tế bào mới, làm da trắng sáng hơn. Do đó khi sử dụng loại kem này sẽ có hiện tượng bong tróc nhẹ ở da.
So sánh khả năng làm trắng của Streculic acid với các hoạt chất làm trắng có trên thị trường như Vitamin C (chiết xuất Kiwi), arbutin (chiết xuất thường xanh dây leo) thì khả năng làm trắng của Streculic acid nhanh hơn hai loại kia ở thời gian đầu, nhưng lâu dài thì Streculic acid không bằng về mức độ duy trì. Ngoài ra, nếu ngưng sử dụng thì da mặt dễ bị sạm lại và nổi mẫn ngứa, do lớp da mới tái tạo không được bảo vệ.
Có thể thấy rằng Streculic acid có tác dụng làm trắng, giảm nám, nhưng cơ chế tác dụng là tẩy lớp da bên ngoài, tác động từ bên ngoài vào. Do đó, để tạo ra loại kem dưỡng trắng lâu dài hơn cần phối hợp với một số loại hoạt chất khác để ngăn chặn các cơ chế hình thành sắc tố đen (melanin) từ bên trong.
Những loại kem để nhiều hàm lượng Streculic acid có thể gây kích ứng (bỏng, rát, đỏ) và da dễ bị sạm lại nhanh nếu không sử dụng.
Tóm lại, chỉ sử dụng hoạt chất chiết xuất từ lá hoặc quả cây trôm (Streculic acid) không thể tạo ra một loại kem giảm nám và trắng da tối ưu, mà cần phối hợp với một vài hoặt chất tự nhiên khác để duy trì mức độ trắng sáng lâu và đặc biệt là hạn chế các kích ứng khó chịu cho người dùng
Những lưu ý khi dùng kem mủ trôm
Như phân tích ở trên kem mủ trôm là cách gọi dân dã, dể nhớ, dể gọi, chứ thực chất mủ trôm không có khả năng làm trắng (chỉ có thể làm mát da, mịn da, cung cấp khoáng chất, giữ ẩm, cân bằng pH…). Hoạt chất chính làm trắng da nằm ở lá và quả cây trôm.
Mỗi công ty điều có những bí quyết riêng trong việc kết hợp các hoạt chất thiên nhiên khác nhau để tăng cường khả năng làm trắng lâu dài, do đó người tiêu dùng hết sức lưu ý đến thương hiệu riêng của từng công ty, không nên chỉ biết chung chung là kem mủ trôm.
Sản phẩm mỗi công ty thường đi theo bộ với sự kết hợp theo công thức khác nhau, do đó người dùng không nên dùng cùng lúc loại này của công ty này, loại kia của công ty kia, sẽ tạo ra những phản ứng phức tạp, không thể kiểm soát được trên da mặt mình. Nếu muốn chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, người dùng nên ngưng sử dụng loại cũ ít nhất 7-10 ngày.
Vài đặc điểm nhận biết kem mủ trôm
Một số công ty cho mủ trôm vào kem làm chất làm đầy, những loại này khi dùng sẽ có cảm giác nhớt, sệt. Ngoài những tác dụng tích cực như giữ ẩm, mát da…thì đổi lại sự bưng bít da lại dễ gây ra mụn, ngứa. Nếu ở vùng thời tiết khô lạnh (miền Bắc…), tác dụng giữa ẩm tỏ ra nổi trội. Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm (miền Nam) lại tạo cảm giác khó chịu và dễ nổi mụn cho người dùng.
Một số công ty có thị trường chủ lực ở miền Nam thường không cho mủ trôm vào kem để giảm bớt việc bưng bít da cho người dùng.
Một số công ty cho vào dịch chiết từ lá trôm hoặc quả trôm làm cho kem có màu xấu, và một thời gian có khả năng gây đổi màu kem thành sậm, tạo cảm quan xấu cho kem. Những loại kem này có hạn dùng rất hạn chế vì việc bảo quản rất khó (thường phải dùng trong 6 tháng).
Một số công ty cho chiết xuất Streculic acid từ lá và quả vào thì kem ít có màu sậm hơn, cảm quan kem đẹp hơn, và giữ được lâu hơn.
Kết luận
Kem có nguồn gốc đúng chiết xuất từ cây trôm nói chung an toàn và có hiệu quả. Tuy nhiên, những thành phần khác mà nhà sản xuất cho vào bên cạnh chiết xuất từ trôm thì rất phức tạp và là trách nhiệm của từng nhà sản xuất với người dùng.
Kem chiết xuất từ trôm được khen nhiều, và cũng bị chê rất nhiều là vì vậy. Chiết xuất từ trôm bị oan do người dùng không nhận diện được thương hiệu từ công ty nào sản xuất ra.
Ngoài chiết xuất từ trôm, thiên nhiên Việt Nam còn khá nhiều hoạt chất khác cũng có tính năng làm trắng và giảm thâm nám, thậm chí hiệu quả vượt trội hơn trôm. Do đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho việc làm đẹp của mình, sao cho vừa túi tiền và sở thích.
Sứ mệnh của Công ty sản phẩm thiên nhiên Bách Khoa là đưa ra nhiều bộ sưu tập làm trắng da từ thiên nhiên cho người dùng Việt Nam lựa chọn, chiết xuất từ cây trôm chỉ là một trong số đó.
Nguồn: Bộ phận R&D – Công ty sản phẩm thiên nhiên Bách Khoa
MÌNH CŨNG ĐANG DUNG LOAI NAY THẤY NHANH HẾT MỤN ,TRĂNG NHƯNG CŨNG RẤT LO KHI KO DUNG NỬA SẺ KHÔNG BIẾT RA SAO ĐÂY
Mình đã dùng nhưng hiệu quả chỉ tức thời.
tôi đã tùng dùng bị mụn nhiều lắm mọi người đừng dùng nữa